Truy cập nội dung luôn

Thông báo Thông báo

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Chi tiết tin

CHỢ DINH
09/11/2021

Dân gian vùng Gò Công vẫn truyền tai nhau câu ca dao mà các mẹ, các chị gái vùng quê hay hát đưa con, đưa em ngủ:

          Ầu ơ…

Chợ Dinh bán áo con trai

Chợ trong bán chỉ chợ ngoài bán kim

Dù tên làng hay tên xã nhưng đối với người dân vùng Gò Công thì cái tên xưa nhiều người vẫn còn nhớ gọi khi nói đến Đồng Sơn, đó là Chợ Dinh. Chợ Dinh không chỉ là cái chợ của làng Đồng Sơn mà xa hơn, xưa hơn nó có vai trò lịch sử rất đặc biệt trong một giai đoạn lịch sử nhất định trước cả chợ Gò Công sau này.

Chợ Dinh xưa

Lịch sử kể rằng, năm 1841vua Thiệu Trị cho tách phần phía tây của huyện Tân Hòa (nguyên cả vùng Gò Công) để thành lập huyện mới, đó là huyện Tân Thạnh (tức là Gò Công phía tây). Huyện Tân Hòa (lúc này chỉ là Gò Công ở phía đông) cùng với huyện Tân Thạnh thành lập Phủ Hòa Thạnh. Dinh của Phủ Hòa Thạnh đặt tại Đồng Sơn, nên thường được gọi là Chợ Dinh. Chợ Dinh không chỉ nói đến cái chợ mà rộng ra là vùng có cái chợ như Chợ Gò ở vùng nội thị Gò Công.

 Ngày trước vùng Đồng Sơn có Rạch lá thông với sông Tra, rạch này sâu và rộng. Ven sông dừa nước mọc um tùm chen chúc với rừng cây tạp. Lúc chưa khai phá vùng đất hoang sơ này, loài cá sấu khuấy động nơi đây. Khi người dân đến định canh, định cư vùng đất này, họ khai khẩn đất hoang, cấy lúa tươi tốt, dần dần dân chúng đến đông hơn, họ dựng ngay cái chợ gần rạch bên sông gọi là chợ Rạch Lá. Thuở trước, phía trong chợ Rạch Lá có một cái đồn binh và dinh quan trấn thủ nên dân gian quen gọi chợ Dinh. Miền đất này được tiếng trù phú nhất nhì ở xứ Gò Công, đât đai phì nhiêu, màu mỡ, lúa xanh tươi tốt, cây trái, hoa màu sum xuê, nhiều đại phú ông giàu có như ông phủ Kiêm, ông huyện Đậu nổi tiếng ở khắp vùng này.

 Năm 1852, toàn Phủ Hòa Thạnh trở lại làm huyện Tân Hòa, do đó chợ Dinh tạm gác lại sứ mạng lịch sử và không còn là dinh phủ nữa, nhưng dân gian vùng Gò Công vẫn còn ghi nhớ một thời kỳ vàng son rực rỡ của cái xứ “chợ Dinh”.

                                                                            

                                                                             Quỳnh Lam  

Liên kết Liên kết