Truy cập nội dung luôn
Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Giới thiệu Giới thiệu

 

Tổng quan về Gò Công Đông

I. Chức năng nhiệm vụ:

Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến Pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn  theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

II. Nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo UBND và các Ủy viên UBND huyện thực hiện theo Quy chế làm việc của UBND huyện, nhiệm kỳ 2021-2026:

1. Chủ tịch UBND huyện là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND huyện, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 29 và Điều 121 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và những vấn đề khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện quyết định. Cụ thể như sau:

a) Lãnh đạo và điều hành công việc của UBND huyện, các thành viên UBND huyện, các cơ quan chuyên môn và cơ quan thuộc UBND huyện, gồm:

- Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND huyện và UBND cấp xã trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện và văn bản của UBND huyện;

- Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND huyện, trừ các vấn đề quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Quy chế này;

- Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức;

- Tổ chức việc tiếp công dân, xử lý ý kiến phản ảnh, kiến nghị và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật.

b) Triệu tập và chủ trì các phiên họp của UBND huyện;

c) Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm pháp luật; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

d) Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của các cơ quan, ban, ngành huyện, cơ quan thuộc UBND huyện và những văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND cấp xã;

đ) Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã, báo cáo UBND huyện để đề nghị Hội đồng nhân dân huyện bãi bỏ;

e) Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và một số vấn đề quan trọng khác, báo cáo UBND huyện trong phiên họp gần nhất;

g) Ban hành quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách, những vấn đề có tính chất chiến lược liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, địa phương trong huyện.

3. Là người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

4. Phân công nhiệm vụ, lĩnh vực công tác cho các Phó Chủ tịch UBND huyện. Chủ tịch UBND huyện không xử lý các việc đã phân công cho Phó Chủ tịch UBND huyện, trừ trường hợp hãn hữu, xét thấy thực sự cần thiết do tính cấp bách, phức tạp, nhạy cảm của công việc, hoặc có sự trao đổi thống nhất trong thường trực UBND huyện.

5. Trong quá trình hoạt động Chủ tịch UBND huyện thường xuyên giữ mối liên hệ giữa UBND huyện với Thường trực Huyện ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) huyện, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Chánh án Tòa án nhân dân huyện,

6. Cách thức giải quyết công việc của Chủ tịch UBND huyện:

a) Trực tiếp hoặc phân công, Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì, phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, địa phương trong huyện. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND huyện có thể thành lập các tổ chức tư vấn để tham mưu, giúp Chủ tịch UBND huyện giải quyết công việc.

b) Trực tiếp hoặc phân công Phó Chủ tịch thay mặt Chủ tịch xử lý công việc trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và được tổng hợp trong Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng HĐND&UBND huyện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Quy chế này;

c) Trực tiếp hoặc phân công, ủy quyền hoặc cùng Phó Chủ tịch UBND huyện, thành viên UBND huyện thay mặt UBND huyện chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để tham khảo ý kiến trước khi quyết định.

d) Thành lập các tổ chức liên ngành để chỉ đạo đối với một số vấn đề phức tạp, quan trọng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều địa phương và phải xử lý trong thời gian dài.

đ) Khi vắng mặt, Ủy quyền cho một Phó Chủ tịch UBND huyện thay mặt giải quyết công việc do Chủ tịch UBND huyện phụ trách, khi một Phó Chủ tịch UBND huyện vắng mặt thì Chủ tịch UBND huyện trực tiếp giải quyết hoặc phân công Phó Chủ tịch UBND huyện khác xử lý, giải quyết công việc thay Phó Chủ tịch UBND huyện đó. Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện thông báo kịp thời các nội dung Ủy quyền và kết quả giải quyết công việc cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch đi vắng biết.

e) Ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND huyện hoặc các Ủy viên UBND huyện chủ trì làm việc với lãnh đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện mà các cơ quan còn có ý kiến khác nhau, trình Chủ tịch UBND huyện quyết định. Các cơ quan, tổ chức được mời phải cử lãnh đạo tham dự và ý kiến phát biểu được xem là ý kiến đại diện của cơ quan, tổ chức cử tham dự.

g) Ủy quyền cho Ủy viên UBND huyện thay mặt UBND huyện thông qua các báo cáo, Tờ trình của UBND huyện trước HĐND huyện.

7. Khi thấy cần thiết, Chủ tịch UBND huyện có thể:

a) Điều chỉnh việc phân công giữa các thành viên UBND huyện; trực tiếp phân công thành viên UBND huyện phụ trách các lĩnh vực khác.

b) Ủy quyền cho các Phó Chủ tịch UBND huyện giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý hành chính đối với lĩnh vực phụ trách và tham dự các phiên tòa (khi có yêu cầu của tòa án).

c) Trường hợp cần thiết, trực tiếp cho ý kiến chỉ đạo giải quyết công việc trên hồ sơ trình (các báo cáo, văn bản, tờ trình) của cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã, của tổ chức, cá nhân liên quan; trên cơ sở đó, Văn phòng HĐND&UBND huyện xử lý, hoàn tất hồ sơ theo quy định.

8. Chủ tịch UBND huyện với trách nhiệm là Phó Bí thư Huyện ủy thực hiện theo Quy chế làm việc của Ban chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Huyện ủy khóa XII, nhiệm kỳ 2020-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 83-QĐ/HU ngày 12/11/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện; Quy định số 90-QĐ/HU ngày 12/11/2015 của Ban Thường vụ Huyện ủy quy định những công việc cần báo cáo trong các cuộc họp giữa Thường trực Huyện ủy và UBND huyện.

*Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Chủ tịch UBND huyện

1. Các Phó Chủ tịch UBND huyện giải quyết công việc theo các nguyên tắc sau:

a) Mỗi Phó Chủ tịch UBND huyện được Chủ tịch phân công chỉ đạo, giải quyết một số công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện; theo dõi hoạt động của một số cơ quan chuyên môn, ban ngành và UBND cấp xã. Các Phó Chủ tịch được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch khi giải quyết công việc thuộc lĩnh vực phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện.

b) Trong phạm vi lĩnh vực công việc được phân công, ủy quyền, Phó Chủ tịch UBND huyện được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch UBND huyện toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện, mọi mặt trước pháp luật; cùng các thành viên khác của UBND huyện chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND huyện trước Huyện ủy, HĐND huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật.

c) Phó Chủ tịch UBND huyện chủ động giải quyết công việc được phân công; nếu phát sinh những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm phải kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND huyện để xin chủ trương giải quyết.

2. Trong phạm vi, lĩnh vực được phân công, Phó Chủ tịch UBND huyện có nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, cơ quan có liên quan, UBND cấp xã xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, các đề án phát triển ngành, lĩnh vực được phân công theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phù hợp với các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế của địa phương, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả cao;

b) Chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan chuyên môn, cơ quan có liên quan, UBND cấp xã thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước, các nghị quyết của Huyện Ủy, HĐND huyện; các quyết định, chương trình, kế hoạch của UBND huyện; các vấn đề quản lý khác thuộc phạm vi được phân công phụ trách; đề xuất Chủ tịch UBND huyện tạm thời đình chỉ việc thi hành văn bản và việc làm trái pháp luật, đồng thời đề xuất biện pháp xử lý hoặc yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật;

c) Chỉ đạo, xử lý những vấn đề phát sinh hàng ngày thuộc phạm vi mình phụ trách; nghiên cứu phát hiện và đề xuất những vấn đề về chính sách cần bổ sung, sửa đổi thuộc lĩnh vực được phân công, báo cáo Chủ tịch UBND huyện xem xét, quyết định;

d) Theo dõi công tác tổ chức cán bộ và chỉ đạo việc xử lý những vấn đề nội bộ thuộc các cơ quan phụ trách theo thẩm quyền được Chủ tịch UBND huyện phân công.

đ) Được ủy quyền: thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của pháp luật; thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý hành chính đối với lĩnh vực phụ trách;

e) Làm nhiệm vụ Trưởng các đoàn công tác liên ngành của huyện (Hội đồng, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Đoàn công tác,...) thuộc lĩnh vực phụ trách do Chủ tịch UBND huyện thành lập.

g) Chấp hành và thực hiện những công việc khác do Chủ tịch UBND huyện phân công.

3. Trong phạm vi quyền hạn được giao, các Phó Chủ tịch UBND huyện chủ động, kịp thời xử lý công việc. Nếu vấn đề có liên quan đến lĩnh vực công tác của các Phó Chủ tịch khác phụ trách thì trực tiếp trao đổi, thống nhất để giải quyết. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau thì Phó Chủ tịch đang chủ trì xử lý công việc trực tiếp báo cáo Chủ tịch UBND huyện quyết định.

4. Hàng tuần, các Phó Chủ tịch UBND huyện tổng hợp tình hình công việc mình phụ trách báo cáo Chủ tịch UBND huyện tại cuộc họp giao ban của Chủ tịch UBND huyện và các Phó Chủ tịch UBND huyện. Trong chỉ đạo điều hành, nếu có vấn đề liên quan hoặc thuộc lĩnh vực Chủ tịch UBND huyện trực tiếp phụ trách, những vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch, những vấn đề chưa được quy định, các Phó Chủ tịch UBND huyện chủ động đề xuất, báo cáo Chủ tịch UBND huyện quyết định cho ý kiến chỉ đạo xử lý ngay trong ngày, chậm nhất là qua ngày hôm sau. Nếu vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND huyện thì báo cáo Chủ tịch UBND huyện để đưa ra phiên họp UBND huyện thảo luận, quyết định.

* Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy viên UBND huyện 

1. Được Chủ tịch UBND huyện phân công phụ trách lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước UBND và Chủ tịch UBND huyện về công việc được phân công phụ trách. Chủ động, tích cực tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể UBND huyện; cùng tập thể UBND huyện quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của UBND huyện; nghiên cứu, đề xuất với UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện các chủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện trong và ngoài lĩnh vực mình phụ trách; chủ động làm việc với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện về các công việc của UBND huyện và các công việc có liên quan.

Ủy viên UBND huyện là người đứng đầu các cơ quan chuyên môn, Công an, Quân sự chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan mình chủ trì chuẩn bị.

Trong phiên họp, thành viên UBND huyện có quyền tham gia phát biểu ý kiến các vấn đề, nội dung thuộc thẩm quyền UBND huyện (không chỉ riêng lĩnh vực thuộc phạm vi cơ quan, ban, ngành quản lý) và với tư cách là Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành (khi trình nội dung của cơ quan, ban, ngành soạn thảo).

2. Tham dự đầy đủ, chuẩn bị kỹ, thể hiện rõ quan điểm, chính kiến, trách nhiệm của mình trong các phiên họp UBND huyện, trường hợp vắng mặt phải báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch UBND huyện, trả lời đầy đủ, kịp thời các Phiếu lấy ý kiến Ủy viên UBND huyện thay cho việc biểu quyết tại phiên họp UBND huyện.

3. Thực hiện các công việc cụ thể theo lĩnh vực phụ trách và theo sự phân công hoặc Ủy quyền của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện. Trường hợp cần thiết, chủ động chủ trì họp với các cơ quan, đơn vị, UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thảo luận, thống nhất những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trước khi trình UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện về công việc được phân công phụ trách; chủ trì họp báo, tiếp công dân và các công việc khác.

4. Sắp xếp thời gian hợp lý để đi kiểm tra cơ sở, có kế hoạch tiếp, đối thoại với công dân về các vấn đề thuộc phạm vi phụ trách của mình hoặc thuộc phạm vi của UBND huyện khi được phân công. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn việc thi hành chính sách, pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch và các quyết định của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện về các ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; nắm chắc tình hình thực tế để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

5. Trong hoạt động của mình, UBND huyện và mỗi Ủy viên UBND huyện phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, HĐND huyện, Tòa án nhân dân huyện, Viện Kiểm sát nhân dân huyện, UBMTTQ Việt Nam huyện và các đoàn thể nhân dân; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo các Quy chế và quy định có liên quan; nghiên cứu, giải quyết và chủ động báo cáo, đối thoại, trả lời các kiến nghị của HĐND huyện, kiến nghị của UBMTTQ Việt Nam huyện và các đoàn thể về những vấn đề thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

 Mỗi Ủy viên UBND huyện có hộp thư điện tử riêng để nhận, gửi thông tin, tài liệu, đơn thư, giấy mời họp, trao đổi ý kiến về các công việc có liên quan. Được trang bị các phương tiện để phục vụ việc xử lý công việc, trao đổi thông tin.

Ủy viên UBND huyện là Đại biểu HĐND tỉnh, Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện ứng cử ở đơn vị nào thì phải theo dõi và phối hợp công tác với đơn vị đó.

6. Ủy viên UBND huyện không được nói và làm trái với các quyết định của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện. Trường hợp có ý kiến khác với các quyết định đó thì vẫn phải chấp hành nhưng được trình bày ý kiến với tập thể UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện về vấn đề đó. Mọi sự vi phạm phải được kiểm điểm trước tập thể UBND huyện để làm rõ trách nhiệm.

7. Ủy viên UBND huyện được Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về hoạt động của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện.

Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện

Ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều 7 Quy chế này, Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng HĐND và UBND huyện thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 4, Điều 6, Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; khoản 1, khoản 4, khoản 10 Điều 1 Nghị định 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2014/NĐ-CP và văn bản của tỉnh hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng HĐND&UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Cụ thể như sau:

1. Tham mưu Chủ tịch UBND huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc của UBND tỉnh. Giúp Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện nắm tình hình hoạt động của UBND huyện và của các cơ quan chuyên môn, đơn vị, UBND cấp xã về hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng và các vấn đề cần thiết khác tại địa phương; tổng hợp tình hình hoạt động của UBND huyện và báo cáo tại các cuộc họp hội ý hàng tuần giữa Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND huyện; đề xuất với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện việc phân công các cơ quan chuyên môn, đơn vị, nghiên cứu, báo cáo những vấn đề về chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý và những vấn đề trọng tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện.

2. Tổ chức việc cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện. Ứng dụng công nghệ tin học để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính và trao đổi thông tin giữa các cơ quan hành chính nhà nước ở huyện hướng tới xây dựng phần mềm kết nối thông tin từ tỉnh đến huyện và cấp xã. 

3. Theo dõi, giám sát thành phần dự các phiên họp, hội nghị; bảo đảm lưu trữ, bảo mật thông tin, tài liệu, đặc biệt là các cuộc họp lãnh đạo UBND huyện và phiên họp thành viên UBND huyện.

4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quyết định, văn bản chỉ đạo của UBND, Chủ tịch UBND huyện; kiến nghị với Chủ tịch UBND huyện về các biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện.

5. Xây dựng, trình UBND huyện thông qua Quy chế làm việc của UBND huyện và giúp UBND huyện theo dõi, kiểm điểm việc thực hiện Quy chế làm việc, đề xuất Chủ tịch UBND huyện xử lý các trường hợp vi phạm Quy chế làm việc; đề xuất Chủ tịch UBND huyện kiểm điểm, phê bình (sau 02 lần nhắc nhở bằng văn bản) đối với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND cấp xã trong trường hợp không thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc của UBND huyện, chậm trễ trong thực hiện các nhiệm vụ được UBND, Chủ tịch UBND huyện giao nhưng không báo cáo rõ lý do, đồng thời thông báo Phòng Nội vụ (qua Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng) để đưa vào xem xét danh hiệu thi đua cuối năm.

6. Tham mưu Chủ tịch UBND huyện tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa UBND huyện với Thường trực Huyện Ủy, HĐND, UBMTTTQ Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và các đoàn thể nhân dân cùng cấp.

7. Tổ chức thẩm tra các dự thảo đề án, văn bản do các cơ quan, ban ngành huyện hoặc Văn phòng soạn thảo trước khi trình UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện xem xét, quyết định trên cơ sở bảo đảm yêu cầu về thẩm quyền, nội dung, thể thức, hình thức và đúng trình tự, thủ tục quy định. Lập phiếu chuyển, phiếu báo hoặc phiếu gửi trả lại hồ sơ các cơ quan, đơn vị và địa phương trình sau khi có ý kiến chấp thuận của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách ngành, lĩnh vực.

8. Tham mưu UBND huyện quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của UBND huyện; công tác giấy tờ, văn thư, hành chính, lưu trữ, tin học hóa quản lý hành chính của UBND huyện. Đôn đốc, kiểm tra, đề xuất xử lý những vi phạm văn bản hành chính góp phần đảm bảo kỷ luật hành chính; thực hiện công tác hành chính, quản trị phục vụ UBND huyện.

9. Đảm bảo các điều kiện cần thiết và tổ chức phục vụ các hoạt động để giúp UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện, các Phó Chủ tịch UBND huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền được giao theo quy định của pháp luật.

10. Tham dự cuộc họp giao ban định kỳ hàng tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND huyện.

11. Giải quyết một số công việc cụ thể khác do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện giao.

12. Tham mưu tổng hợp cho HĐND về hoạt động của HĐND huyện, cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND huyện.

13. Trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.

14. Chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng HĐND và UBND huyện (nhất là việc chậm phát hành văn bản đi và xử lý văn bản đến).

III. Cơ cấu tổ chức:

- Cơ quan chuyên môn: Thực hiện theo Nghị định 108/2020/NĐ-CP, ngày 14/9/2020 của Chính phủ, UBND huyện có 12 cơ quan chuyên môn trực thuộc:

1. Phòng Nội vụ: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.

2. Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.

3. Phòng Tài chính - Kế hoạch: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.

4. Phòng Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và biển (đối với những địa phương có biển).

5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.

6. Phòng Văn hoá và Thông tin: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.

7. Phòng Giáo dục và Đào tạo: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

8. Thanh tra huyện: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

9. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: Tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.

10. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã;

11. Phòng Kinh tế và hạ tầng: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và công nghệ.

- Đơn vị hành chính: gồm có 13 đơn vị, gồm 11 xã (Bình Nghị, Tân Đông , Tân Tây, Gia Thuận, Tân Phước, Kiểng Phước, Bình Ân, Tân Điền, Tăng Hòa, Tân Thành, Phước Trung) và 02 thị trấn: Tân Hòa và Vàm Láng. 


IV. Thông tin về tình hình kinh tế - xã hội

Gò Công Đông là một trong hai huyện của tỉnh Tiền Giang giáp biển Đông với chiều dài là 21,5 km; diện tích tự nhiên 267,68 km2; là đơn vị trọng điểm phát triển kinh tế biển của tỉnh (nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, hậu cần nghề cá, du lịch sinh thái) là cửa ngõ quan trọng hướng ra biển Đông và kết nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền đông và miền tây nam bộ qua quốc lộ 50. Huyện Gò Công Đông có khu du lịch biển Tân Thành, 01 Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, 12 Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh trong đó có 05 di tích du khách thường xuyên đến tham quan. Ngoài các khu vực gần bờ có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn như là cồn Ông Mão, khu Hàng Dương, bãi biển Tân Thành, huyện còn có hệ sinh thái rừng ngập mặn phòng hộ phân bổ ven biển và gần các cửa sông Soài Rạp, Cửa Tiểu với nhiều hệ động - thực vật sinh sống.

- Diện tích: tự nhiên 26.768,16 ha.

- Dân số: 130.060 người (năm 2021). 

Hàng năm, huyện đón trên 50.000 lượt khách đến tham quan. Tuy nhiên năm 2021, do dịch bệnh Covid 19 lượng khách đến tham quan, du lịch trên địa bàn huyện giảm. Khách du lịch đến huyện đa số là khách nội địa từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận vào các ngày cuối tuần, lễ, tết… để nghỉ ngơi và thưởng thức các món đặc sản vùng biển, riêng các ngày còn lại trong tuần lượng khách ít, chủ yếu là khách vãng lai. Địa điểm thường đến là Hàng Dương- bãi biển Tân Thành, Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định xã Gia Thuận, Lăng Ông Nam Hải thị trấn Vàm Láng, Đình Tân Đông, các vườn sơ ri 03 xã Tân Đông, Bình Nghị và Bình Ân….Nhìn chung hoạt động du lịch thời gian qua có phần giảm hơn so với các năm trước.

 Hiện nay, ngành du lịch trên địa bàn huyện có nhiều tiềm năng phát triển đang được quan tâm đầu tư. Du lịch phát triển sẽ tác động đến sự phát triển của các ngành khác như thủ công mỹ nghệ, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…tạo thêm công ăn việc làm, góp phần thiết thực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Hiện nay, tỉnh đang triển khai dự án mở rộng Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định (khu vực II) giai đoạn 2.

Kinh tế của huyện phát triển theo hướng nông - ngư nghiệp - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, trong đó nông ngư nghiệp̣ đóng vai trò chủ lực. Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm khá cao và ổn định, bình quân tăng 10,5% trong 10 năm gần đây, hiện đang có nhiều tiềm năng đột phá về thủy hải sản và công thương nghiệp.  

- Trong phát triển nông nghiệp, với vị trí đất đai thuộc vùng nhiễm mặn lợ đã chủ động ngọt hóa, có nhiều giồng cát, Gò Công Đông có nền nông nghiệp khá phát triển, đủ điều kiện để hình thành vành đai xanh cho các khu công nghiệp trong vùng và của khu vực. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản với vật nuôi chủ lực là tôm sú, cá nước lợ và các loài nhuyễn thể đang phát triển theo mô hình nuôi công nghiệp. Huyện có 2.200 ha nuôi nghêu, sò, tôm với diện tích là 880 ha…là đặc sản biển của huyện. Với 921 phương tiện đánh bắt hải sản đã khai thác tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và chế biến làng nghề thủy sản của địa phương 

Năm 2020, huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Gò Công Đông đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu cuối năm 2022 ra mắt 2 xã Tân Thành, Tăng Hòa đạt chuẩn xã NTM nâng cao, đến nay tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của huyện là 05 xã/11 xã, đạt 45,45% so với tổng số xã.

- Lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến thủy – hải sản và sản phẩm nông nghiệp. Nhìn chung, lĩnh vực này đang trong giai đoạn chuyển mình, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Theo quy hoạch huyện có trên 2.000 ha để phát triển khu công nghiệp, hiện tại trên địa bàn huyện có 01 khu công nghiệp với 05 dự án đang triển khai thực hiện:

Cụm công nghiệp Gia Thuận 1, 2: 

- Dự án Tổng kho dầu khí Soài Rạp - Nam Sông Hậu petro: 

Khu công nghiệp Dịch vụ dầu khí Soài Rạp

- Dự án kho xăng dầu, khí hóa lỏng, khí thiên nhiên và các sản phẩm sau dầu mỏ của Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức.

Dự án Trung tâm Điện lực Tân Phước.

Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 2 .

- Dự án Nhà máy thép ATAD.

- Dự án kho xăng dầu, khí hóa lỏng, khí thiên nhiên và các sản phẩm sau dầu mỏ của Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức.

- Dự án khu đô thị kết hợp ở và nghỉ dưỡng Gò Công Đông.

- Dự án Khu đô thị thông minh Tân Điền (khải hoàn Land.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện đã hình thanh Ngoài ra công ty Nichirei Suco của Nhật Bản đã xây dựng Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây sơri và nhà máy chế biến trái sơri (Đây là 1 trong 7 loại trái cây chủ lực của tỉnh);  01 công ty TNHH một thành viên may mặc Nam Đô sản xuất các mặc hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật, Mỹ (chủ yếu là xuất khẩu sang Hàn Quốc). 

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất chủ trương điều chỉnh cục quy hoạch Dự án Trung tâm thương mại xã Tân Tây chung đô thị Tân Tây.  Dự án Khu dân cư nông thôn kết hợp thương mại dịch vụ hai bên đường tỉnh 871B đoạn cuối nối với Cụm công nghiệp Gia Thuận 1.

Hiện nay, UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương cho điều chỉnh quy định hành lang bảo vệ đê đoạn từ cống Cần Lộc đến cống Rạch Xẽo theo như quy định trong khu vực đô thị, đông dân cư, nhằm tạo điều kiện thu hút dân cư và phát triển sản xuất về phía Nam kênh Cần Lộc. Và tạo điểm nhấn khu vực biển Tân Thành, thu hút du lịch, thu hút đầu tư các dự án ven biển theo chiến lược biển, phân luồng giao thông an tòan. Kiến nghị tỉnh hỗ trợ đầu tư vòng xoay ngã 5 tại nút giao Đường tỉnh 862, Đê biển, Đường vào khu du lịch, đường đi kênh Láng Biển và Đường tỉnh 864 nối dài.

 

Liên kết Liên kết